Giao hàng toàn quốc

Nên chọn mua bình thủy điện hay ấm siêu tốc?

Nước nóng là nhu cầu thiết yếu của mỗi gia đình: pha sữa cho trẻ, pha trà cho ông bà và pha cà phê cho những người một chút trẻ, một chút già…có gu! Vậy bạn sẽ chọn loại dụng cụ đun nước nào cho nhu cầu này? Bình thủy điện hay ấm siêu tốc? Giải pháp nào là lựa chọn tối ưu?

Chia sẻ bài viết

Đầu tiên chúng ta tìm hiểu bình thủy điện và ấm siêu tốc là gì?

Ấm siêu tốc “lộ thiên”

Ấm siêu tốc:

Rất quen, rất “thân thuộc” từ thời mới có điện, khi cần nước nóng mọi người vẫn hay cho cái “ruột gà”, là một vòng kim loại xoắn lò xo dẫn điện, vào bình nước để nấu nước. Hơi nguy hiểm nhưng ấn tượng hơn nấu bằng lửa rất nhiều.

Cũng dựa trên nguyên lý đó, ấm siêu tốc là dụng cụ dùng điện để đun nóng nước dựa vào tác dụng tỏa nhiệt của điện trở làm bằng kim loại. Điện trở có thể “lộ thiên” hoặc nằm tiếp xúc phía dưới đáy bình truyền nhiệt làm nóng nước. Khi đạt mức nhiệt độ nhất định (sôi), rơ le nhiệt của ấm siêu tốc sẽ uốn cong làm ngắt điện.

Phía dưới đế của một ấm siêu tốc

Role nhiệt chính là điểm cải tiến tạo ra sự khác biệt của ấm siêu tốc so với cách nấu nước bằng “ruột gà” ngày xưa, nó giúp ấm đun siêu tốc tự động ngắt điện khi nước sôi. Tuy nhiên, đôi khi bạn phải sốt ruột nhìn nước sôi sùng sục bốc hơi mờ mịt mà nút ngắt điện không chịu bật “tạch” để tắt. Bạn tự hỏi khi nào nó bật nút?  Và rồi bạn không đủ kiên nhẫn với tay nhấn nút tắt một cái cho xong. Rơ le nhiệt trong ấm siêu tốc dựa trên nguyên lý dãn nở vì nhiệt khác nhau của 2 tấm kim loại. Ở cùng nhiệt độ, bên giãn bên không làm cho tấm kim loại bị cong và ngắt mạch. Do là hoạt động cơ học nên độ chính xác không cao và không ổn định.

Rơ le nhiệt, đóng vai trò ngắt điện an toàn khi nước sôi nhìn rất sơ sài

Ấm siêu tốc có công suất điện trở lớn 1400W – 2000W, nên tốc độ nấu sôi nước khá nhanh, khoảng 3-5 phút cho 1,5 lít nước. Vỏ bình thường bằng kim loại hoặc nhựa, đáy bình là kim loại.

Ưu điểm của ấm siêu tốc:

Cấu tạo đơn giản dễ vệ sinh, giá thành rẻ (từ 170.000đ – 500.000đ), kiểu gì cũng có nước nóng xài.

Nhược điểm của ấm siêu tốc:

Không có sẵn nước khi cần

Kim loại tiếp xúc với nước nóng dễ bị oxy hóa sinh các chất gây hại

Tốn điện cho phần nước dư thừa không dùng hết

Tính an toàn điện của thiết bị không cao

Nước không dùng hết nằm lại trong bình tiềm ẩn nguy cơ:

  • Nước đang nóng: gây phỏng nếu sơ ý, bất cẩn chạm phải
  • Nước để đến nguội: bình không có thiết kế để trữ nước, nguy cơ oxy kim loại tăng cao.

Bình thủy điện

Nghe tên gọi ta sẽ tìm ngay tới vùng ký ức xa xưa về những chiếc bình thủy (còn gọi là phích) giữ nước nóng huyền thoại, chiếc bình có lẻ ra đời trước người viết ra bài này, mà như công ty Rạng Đông gọi là “phích truyền thống”. Nói xa xôi chứ hiện tại chiếc bình thủy này vẫn còn được sử dụng rất nhiều nhất là tại các bệnh viện vì tính tiện lợi, linh hoạt, cần là có của loại bình này.

Cấu tạo bình thủy điện

Bình thủy điện là sự kết hợp giữa chiếc ấm đun nước và chiếc bình thủy “truyền thống”, tức là có thể dùng điện nấu sôi nước và giữ nước đã nấu trong bình, đồng thời cấp điện liên tục để duy trì nước ở mức nhiệt độ cần thiết.

Một loại bình thủy điện đang bán trên thị trường

Vẫn nguyên lý làm nóng bằng điện trở, bình thủy điện còn kết hợp với một lớp ruột bình bằng thủy tinh hoặc kim loại, ở giữa là chân không cách nhiệt để giảm bớt lượng nhiệt thất thoát ra môi trường.

Bình thủy điện mang tính dự trữ nên to hơn ấm siêu tốc, kích thước thông thường từ 2-3 lít, cá biệt có cái 5, 6 lít. Cấu tạo phức tạp hơn, có nút bấm rót nước (chứ không trút ấm nghiêng bình), những bình hiện đại có cả chức năng hẹn giờ đun nước…

Ưu điểm của bình thủy điện:

Tính sẵn sàng: ban đầu đun nước hơi lâu nhưng sau đó luôn có nước dùng khi cần.

Bình thủy điện an toàn hơn ấm đun siêu tốc ở gốc độ kỹ thuật, công nghệ

Tiện dụng: Có nút rót nước, có nút xả rửa bình. Chế độ hẹn giờ đun.

Đặt mức nhiệt duy trì (có ở những bình thủy điện hiện đại), đây là chức năng cực kỳ hữu ích cho các mẹ bỉm sữa…bột. Nhưng cũng là con dao hai lưỡi, là mấu chốt của nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài sau này.

Cấu tạo bên trong một bình thủy điện

Nhược điểm của bình thủy điện:

Để duy trì nhiệt độ cần thiết, nước trong bình thủy điện bị đun đi đun lại liên tục nhiều lần bù cho lượng nhiệt mất đi. Tác hại của nước đun đi đun lại đã được khuyến cáo rất nhiều trên các phương tiện truyền thông.

Trữ nước nóng trong bình là nguy cơ thường trực nếu bất cẩn, đặt biệt cho người già và trẻ nhỏ. Dù có loại đã cải tiến nút khóa nước trào ngược.

Nước vẫn tiếp xúc với kim loại, nguy cơ oxy kim loại là có.

Tốn điện duy trì nhiệt, điện phải cấm liên tục vào nguồn.

Bình thủy điện “kế thừa” nguy cơ phát nổ của bình thủy thông thường. Khi thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc gặp áp lực tác động khi áp suất do nước nóng gây ra tới hạn làm nổ bình dù lực tác động không quá mạnh. Các thiết kế “kín” luôn có nguy cơ này. Nổ bình thủy là chuyện không hiếm.

Giá cao hơn ấm đun siêu tốc (từ 700.000 đồng – 2 triệu đồng)

Giải pháp tối ưu cho việc sử dụng nước nóng tại nhà là gì?

Bình đun nước Asia giúp bạn giải quyết tất cả các nhược điểm, nguy cơ của các bình thủy điện và ấm siêu tốc thông thường.

Cốt lỗi của bình đun nước thông minh Asia là:

Công nghệ làm nóng nước cách thủy bằng “Ống tinh thể nano thạch anh phi kim” – Công nghệ tiêu chuẩn của Đức

Khữ trùng kỹ lưỡng trong quá trình làm nóng tức thời, nước không sôi lại, không đóng cặn, không chứa tạp chất.

Tiện lợi:

Vận hành tối ưu, không đun lại, không đợi chờ, không chứa nước nóng, cung cấp nước mọi lúc.

Sức khỏe:

Chỉ làm nóng nước, không phải làm nóng bình, không mất nhiệt, không trộn lẫn nước lạnh với nước nóng. Công nghệ đun nước sạch không sản sinh kim loại, không tích tụ kim loại nặng, không phản ứng tạo nước cứng chứa các ion Ca+, Mg+ gây hại.

Bình đun nước Asia “không kim loại”

Tuân thủ mọi tiêu chuẩn an toàn liên quan tới nước uống và kiểm định đo lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam TCKT.VN.

Tiết kiệm năng lượng:

Tiết kiệm 50% lượng điện tiêu thụ, hiệu suất 98.5%, không trữ nước nóng, không cấp nhiệt duy trì. Cần bao nhiêu đun bấy nhiêu, không dư thừa, tiết kiệm tối ưu.

Bình đun nước Asia có “cửa sổ” quan sát nước được đun sôi như thế nào

An toàn:

Công nghệ làm nóng nước cách thủy: nước và điện không tiếp xúc nhau (bạn có thể nhìn thấy cách nước đi qua ống nano và sôi mỗi lần đun), không điện trở kim loại. Thật sự an toàn.

Khi nước trong bình sắp cạn, chương trình tự động ngắt kết nối điện, tránh sự cố.

Sau khi giới thiệu cho bạn về đặc điểm các loại bình thủy điện, ấm siêu tốc và bình đun nước Asia, tôi biết bạn đã có sự lựa chọn của riêng mình. Tôi sẽ không đưa ra lời khuyên cho bạn, tôi biết bạn là người tiêu dùng thông thái.

Phản hồi gần đây

    Xem Thêm

    Tư vấn

    Nên chọn mua bình thủy điện hay ấm siêu tốc?

    Nước nóng là nhu cầu thiết yếu của mỗi gia đình: pha sữa cho trẻ, pha trà cho ông bà và pha cà phê cho những người một chút trẻ, một chút già…có gu! Vậy bạn sẽ chọn loại dụng cụ đun nước nào cho nhu cầu này? Bình thủy điện hay ấm siêu tốc? Giải pháp nào là lựa chọn tối ưu?

    Bình Đun Nước Asia

    Đun nước sôi trong 2giây, có nước sôi dùng ngay, nước sạch tinh khiết